Trang chủ  >  Tin giáo dục

Ngành giáo dục đào tạo Đà Nẵng – Tiếp tục đẩy mạnh
Thứ ba, 23/10/2007 | 10:10

Năm học mới 2007-2008 đã bắt đầu, cùng với cả nước, ngành giáo dục đào tạo thành phố Đà Nẵng, sau một năm thực hiện “hai không”: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, đang tiếp tục triển khai tiếp 2 nội dung mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, đó là cuộc vận động, “ nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp”.

Sau khi Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ  tướng Chính phủ về "chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giao  dục” và Quyết định số 3859/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ Giáo dục và Đào  tạo về ban hành kế hoạch cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và  bệnh thành tích trong giáo dục” được ban hành, thành phố Đà Nẵng là một trong  những địa phương đầu tiên hưởng ứng tích cực cuộc vận động này. Ngày 8/9/2006, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND về triển khai cuộc vận động  trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã ra  Quyết định số 954/QĐ- GD&ĐT ban hành kế hoạch thực hiện cuộc vận động trong  toàn ngành và tổ chức phát động triển khai sâu rộng trong toàn đội ngũ giáo  viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Ngành đã tổ chức các buổi hội thảo, tọa  đàm nhằm đánh giá thực trạng công tác giáo dục, đào tạo, xác định các biểu hiện  tiêu cực và nhận diện bệnh thành tích, từ đó đề ra yêu cầu đổi mới trong day,  học và thi cử trong toàn ngành. Bên cạnh đó, ngành đã tổ chức cho các phòng  GD-ĐT, các trường các đơn vị cam kết thực hiện, cụ thể như cam kết trong khâu  cải tiến phương pháp dạy và học, khâu tổ chức thi cử, phòng chống việc chạy theo  thành tích…Qua đó, đã bước đầu tạo được sự đồng tình và ủng hộ của toàn xã hội.  Đại bộ phận giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đã nhìn nhận nghiêm túc  hơn trong việc dạy và học, đề cao việc dạy thật, học thật, chất lượng thật. Thực tế là đã có những sự chuyển biến quan trọng và rõ nét, có ý nghĩa lâu dài đối với ngành giáo dục-đào tạo thành phố.

Để chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận  động, ngành đã phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Ban chỉ đạo thực  hiện cuộc vận động từ cấp thành phố đến cơ sở. Bên cạnh đó, ngành đã phân công  các cán bộ chủ chốt trực tiếp phụ trách từng vùng, từng địa phương, từng đơn vị  cụ thể, nhằm chủ động trong khâu nắm tình hình, tiếp thu những ý kiến đề xuất,  qua đó trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tìm giải pháp tổ chức thực hiện thắng lợi  cuộc vận động.

Những kết quả đạt được thể hiện sinh động trong việc đổi  mới phương pháp dạy và học theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, giảm những kỳ thi hình thức, đổi mới công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm... Năm qua, ngành  đã thanh kiểm tra toàn diện tại 6 trường học, thanh tra hoạt động sư phạm đối  với 284 giáo viên. Qua đó đề cao được tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp  của đội ngũ nhà giáo, gắn chất lượng học tập của học sinh, coi đây là trách  nhiệm, mục tiêu thực hiện của toàn ngành.

Các biện pháp mạnh đã được  triển khai nhằm đảm bảo chất lượng trong công tác thi cử, xét tốt nghiệp và  tuyển sinh diễn ra an toàn, nghiêm túc và công bằng. Việc ra đề thi thực hiện  theo phương châm vừa đảm bảo kiến thức cơ bản, vừa vận dụng sự tư duy của học  sinh. Ngành đã kịp thời phát hiện và xử lý những tiêu cực, hạn chế được những vi  phạm của giáo viên và học sinh, khắc phục được những thiếu sót, khuyết điểm,  qua đó tăng cường kỷ cương, nền nếp trong các kỳ thi... Minh chứng cụ thể cho  cho sự nỗ lực của toàn ngành trong cuộc vận động trên là, kết thúc năm học 2006-  2007 tỷ lệ tốt nghiệp THPT (đợt 1) đạt 76,2% và tốt nghiệp hệ bổ túc THPT đạt  24,98%.
Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các năm học trước ( năm 2005-2006 tỷ lệ  tốt nghiệp THPT là 97,4% và hệ bổ túc THPT là 77%). Trong đó các trường bổ túc THPT và trường ngoài công lập là những trường có tỷ lệ tốt nghiệp đạt thấp nhất.  Từ những kết quả trên, ngành đã tổ chức rút kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu  các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo sẽ tổ chức tốt các kỳ thi, xét tốt nghiệp và  tuyển sinh trong năm học 2007-2008. Việc tổ chức nghiêm túc các kỳ thi tốt  nghiệp, tuyển sinh, các kỳ kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp trong năm học  vừa qua đã được đông đảo dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao. Điều đó khẳng  định cuộc vận động đã đi vào đời sống giáo dục.

Bên cạnh những kết quả  tích cực đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại bất cập mà ngành xác định cần khắc  phục, sửa chữa trong năm học mới. Đó và việc thực hiện cuộc vận động có lúc, có  nơi thực hiện chưa đồng bộ; việc khắc phục bệnh thành tích trong thi cử và trong  các pơhòng trào thi đua chưa đạt kết quả như mong muốn. Việc tìm hiểu đúng và đủ  ý nghĩa, tìm ra giải pháp khắc phục căn bệnh thành tích của từng đơn vị, từng  đối tượng vẫn còn những vướng mắc nhất định. Việc triển khai và kết quả thu được  ở các cơ sở và địa phương không đồng đều. Bên cạnh những đơn vị triển khai tích  cực, nghiêm túc và đạt kết quả tốt, vẫn còn một số đơn vị có hiện tượng vừa  triển khai vừa chờ đợi, dẫn đến kết quả còn hạn chế. Các báo cáo định kỳ, đột  xuất của một số phòng GD&ĐT và trường chưa đáp ứng yêu cầu về nội dung và  chưa phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình triển khai thực hiện cuộc vận động.  Một số thiếu sót trong khâu ra đề kiểm tra ở phòng GD&ĐT, trường THCS và Sở  GD&ĐT tuy đã được sửa chữa, khắc phục nhưng dư luận xã hội vẫn chưa bằng  lòng và yêu cầu cần đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc hơn…

Để  tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế,  bất cập, trong năm học 2007-2008, ngành giáo dục và đào tạo thành phối sẽ tiếp  tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo với  4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo  dục, với vi phạm đạo đức nhà giáo và với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên  lớp”. Theo đó, tập trung chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường học và đơn vị  tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cuộc vận động sát với thực  tiễn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Tiếp tục đổi mới công tác  thi, nhất là đối với học sinh các lớp cuối cấp; tích cực đổi mới công tác thi  đua; tăng cường công tác vận động đạo đức nhà giáo trong cán bộ, giáo viên gắn  với đẩy mạnh việc học tạp và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Với những  gì đã đạt được trong cuộc vận động “Hai không”, hy vọng trong năm học mới này cuộc vận động “Bốn không” sẽ tiếp tục thu được những kết quả tích cực, góp  phần tạo ra một diện mạo mới trong lĩnh vực giáo dục –đào tạo của thành phố Đà  Nẵng.

Sapco
Hỗ trợ trực tuyến
Thống kê truy cập

Số người online : 4

Số lượt truy cập : 5342749